Tin chuyên ngành

Những điều cần lưu ý trong thi công ép cừ

Để thi công được an toàn thì mọi công đoạn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ khâu chuẩn bị phải để ý kiểm tra cẩn thận, chuẩn bị máy móc thi công chuyên dụng. Máy móc kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế hoạt động, cọc cừ thi kiểm tra lại chất lượng xem có đạt chuẩn không.

Đồng thời cũng phải chuẩn bị hệ thống điện, hệ thống thắp sáng và công trình phụ trợ sau đó kiểm tra lại một lần nữa cho chắc chắn. Cừ thép U200, C200 được đóng trong trường hợp khi đào một hố móng sâu từ 2 – 5m (trên 5m nên dùng cừ thép larsen).

Trong xây dựng nhà dân dụng, ép cừ thép U200 C200 được áp dụng khi đào móng bán hầm hoặc đào hầm. Có khi không làm hầm nhưng móng nhà tương đối sâu nên cũng cần dùng biện pháp ép cừ thép để tránh sạt nở.Theo kinh nghiệm của chúng tôi chiều sâu hố móng khoảng từ 1,5m ta đã nên dùng cừ thép để đảm bảo an toàn.

ép cừ lasen, ép cọc cừ

Trong các công trình nhà cao tầng, yếu tố quan trọng là độ chặt của đất trong thi công nền móng. Cho nên để đảm bảo cho các công trình chắc chắn, được đảm bảo từ những khâu bắt đầu thi công cần phải lựa chọn phương pháp ép cọc (ép cừ U200, C200, larsen) nền móng để giảm hệ số rỗng, nâng cao độ chặt của đất.

Thi công ép cừ trong các công trình dân dụng bình thường là sử dụng cho các công trình tạm sau khi làm xong sẽ tiến hành nhổ cọc lên. Cũng có thể sử dụng loại cừ vĩnh cửu sau khi thi công xong không cần nhổ lên.

Tags: Những điều cần lưu ý trong thi công ép cừ, Tin chuyên ngành

Cừ thép Tiến Đạt
Cừ thép Tiến Đạt
Cừ thép Tiến Đạt
Cừ thép Tiến Đạt
Cừ thép Tiến Đạt
Messenger zalo Phone
Top